PHÒNG CHỐNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Thứ hai - 08/04/2024 04:31
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động. Nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp xử trí, phòng chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng. Để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng các hộ gia đình người dân và người lao động cần chú ý một số khuyến cáo như sau:
PHÒNG CHỐNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG MÙA NẮNG NÓNG

CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời.
 
images

Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy ăn thức ăn chắc chắn đảm bảo vệ sinh ATTP, tránh ăn thức ăn để lâu ngày và thức ăn bán tại các hàng quán vỉa hè.
Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước.
Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi.
tải xuống (2)

Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. Hãy tránh uống các loại nước giải khát không lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ.
Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm:
 + Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. + Những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức: người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép, v.v.
 + Những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, v.v.
Dự phòng:  Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.
 - Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.
 - Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.
 - Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.
 Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng
 - Bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.
- Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.
 - Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc, khi uống nước cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. - Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp.
 

 

Tác giả: TTYT, Nguyễn Khánh Phương


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Công ty chủ quản
Chuyển giao diện: Tự động Máy Tính