Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Gianghttps://trungtamytetpbg.com/uploads/untitled2.png
Thứ năm - 08/12/2022 03:47
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Bắc Giang với dân số trung bình thành phố 186.480 người, mật độ 2708 người/ km2, dân số thành thị chiếm 64,1%, dân số nông thôn chiếm 35,9%. Tổng tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn duy trì ở mức 1%, mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm đạt từ 0,03- 0,05%o. Để nâng cao chất lượng dân số góp phần cùng thành phố Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại I trong tương lai. Trung tâm Y tế thành phố đã tập trung cho công tác truyền thông dân số và phát triển nâng cao chất lượng dân số:
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Bắc Giang với dân số trung bình thành phố 186.480 người, mật độ 2708 người/ km2, dân số thành thị chiếm 64,1%, dân số nông thôn chiếm 35,9%. Tổng tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn duy trì ở mức 1%, mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm đạt từ 0,03- 0,05%o. Để nâng cao chất lượng dân số góp phần cùng thành phố Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại I trong tương lai. Trung tâm Y tế thành phố đã tập trung cho công tác truyền thông dân số và phát triển nâng cao chất lượng dân số: 1. Về quy mô dân số Tuyên truyền các nội dung thông điệp để giảm sinh, đạt mức sinh thay thế, truyền thông về lợi ích của KHHGĐ, quy mô gia đình nhỏ, không đẻ sớm, đẻ dày, không đẻ muộn. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con, kiểm soát tốt mức sinh và giữ khoảng cách giữa các lần sinh, duy trì ổn định mức sinh thay thế trên địa bàn. 2. Về cơ cấu dân số - Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng MCBGTKS; quy định của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi: Pháp lệnh Dân số và các văn bản hướng dẫn, Nghị định số 177/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; công tác tuyên truyền, phổ biến luật như: Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình. Truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội hiện nay. Tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời ủng hộ người phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ y tế, chấm dứt tình trạng lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. 3. Về phân bố dân cư Tuyên truyền rộng rãi để mọi người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của người di cư, trong đó chú trọng các hoạt động truyền thông lồng ghép với cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, phát huy các yếu tố tích cực của quá trình di cư, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của cả nơi đi và nơi đến, góp phần nâng cao chất lượng dân số nhóm nhập cư. 4. Về nâng cao chất lượng dân số Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Truyền thông về lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân; lợi ích của việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, địa điểm và nơi nhận dịch vụ; vai trò của chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN; tác hại của nạo phá thai, mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi VTN/TN; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tác hại của tảo hôn đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em và giống nòi, vận động kết hôn theo đúng tuổi Luật định. Cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục để phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết và phòng tránh thai an toàn; tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chăm sóc thai tốt để sinh con khỏe mạnh và đẩy mạnh tuyên truyền để đảm bảo VTN/TN, công nhân các khu công nghiệp tiếp cận tốt hơn các dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ, góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số. 5. Thích ứng với già hóa dân số và đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Truyền thông - giáo dục để mọi người nhận thức được già hóa dân số phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi người dân, từng gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với NCT nhằm thích ứng với một xã hội già hóa dân số, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. NCT cần được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng. Tuyên truyền vận động, tạo phong trào mọi người dân và NCT thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao kỹ năng tự chăm sóc và dự phòng rủi ro bệnh tật của NCT.
6. Về tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản Tuyên truyền về sự thuận tiện của việc mua và sử dụng PTTT thông qua tiếp thị xã hội. Đây là loại PTTT có chất lượng tốt, đã qua kiểm soát chất lượng và được nhà nước trợ giá. Đẩy mạnh truyền thông xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho các nhóm đối tượng theo Kế hoạch thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS 7. Đổi mới công tác truyền thông, vận động về dân số Đổi mới nội dung, phương thức truyền thông, vận động về DS&PT. Duy trì và nhận rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả và xây dựng các mô hình truyền thông về DS&PT phù hợp với tình hình mới; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông. Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên Đài truyền thanh thành phố, Đài truyền thanh phường xã; Khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của công nghệ thông tin, truyền thông trên mạng và các loại hình truyền thông khác. Cập nhật các nội dung, tài liệu, các hoạt động truyền thông về DS&PT của địa phương, đơn vị lên trang web của Trung tâm Y tế và mạng xã hội. Tăng cường hình thức truyền thông lồng ghép, gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí, thể dục, thể thao và Lễ hội truyền thống ở các địa phương, hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, đưa các tiêu chí về dân số và phát triển vào hương ước, quy ước của cộng đồng, vào tiêu chuẩn thôn, làng, khu dân cư văn hóa và gia đình văn hóa; các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Vận động, thuyết phục và phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo, các tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín trong cộng đồng tham gia công tác truyền thông, ủng hộ các hành vi có lợi về dân số. 8. Tổ chức các hoạt động truyền thông Trung tâm Y tế thành phố đã tổ chức các hội nghị truyền thông nâng cao chất lượng dân số như: Hội nghị triển khai về CSSKSS-KHHGĐ cho công nhân lao động; Hội nghị cung cấp kiến thức phòng tránh nhiễm khuẩn đường sinh sản, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục cho đoàn viên, công nhân lao động; Hội nghị triển khai kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi; Hội nghị truyền thông tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản choVTN/TN; Hội nghị tầm soát SLTS – SLSS, chẩn đoán các dị dạng dị tật bẩm sinh, Hội nghị cung cấp kiến thức cho bí thư tổ trưởng TDP, người có uy tín trong cộng đồng về chiến lược dân số tỉnh Bắc Giang đến năm 2030. Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố cùng với sự đóng góp công sức của đội ngũ làm công tác dân số từ thành phố đến cơ sở, công tác dân số thành phố Bắc Giang đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ chất lượng dân số ngày càng được nâng cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.