CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Thứ năm - 13/06/2024 04:59
Nhu cầu về vi chất dinh dưỡng trong cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, có thể tính bằng mcg đến mg, nhưng khi thiếu lại gây nên nhưng hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là việc cần thiết cho mọi người, nhất là ở trẻ em. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chủ động và an toàn là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn. Các nhà dinh dưỡng đã khuyến cáo bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm).
CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Nhiều bà mẹ do chưa hiểu biết đúng về vai trò cũng như nhu cầu của vi chất dinh dưỡng nên đã bổ sung cho trẻ không đúng, thiếu hay thừa các chất này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
bai dinh duong 75 16970975138721406595704

Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt: vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chúng giúp trẻ phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Khi thiếu trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thiếu nặng dẫn đến khô loét giác mạc, có thể mù lòa. Xu hướng hiện nay là bổ sung vitamin A dưới dạng tiền chất như Beta-Carotene vừa an toàn do cơ thể chuyển hóa theo nhu cầu sử dụng, không tích tụ gây độc. Các thực phẩm có nhiều vitamin A như: thịt, gan, trứng gà, sữa, rau xanh, quả có màu vàng, đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ… có nhiều Beta-Carotene).
Còi xương do thiếu Canxi và vitamin D: trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng. Vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em khi đang thời kỳ phát triển. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Biểu hiện sớm của còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, răng mọc chậm, lồng ngực dô, chậm biết ngồi, biết đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chữ bát…). Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ. Các thực phẩm có nhiều canxi: tôm, tép, cua, cá, sữa, phomai, rau dền, rau mồng tơi…Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá biển, gan , trứng gà…

Thiếu Omega-3, 6, 9 và kém phát triển trí não: Đây là các acid béo thiết yếu giúp cho việc hình thành các nơron thần kinh, vận chuyển gluco - dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não, là tiền chất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và thị lực, từ trẻ em đến người cao tuổi. Bổ sung đủ Omega-3, 6, 9 giúp phát triển trí não toàn diện, đặc biệt trong giai đoạn đang phát triển của trẻ nhỏ. Các acid béo này có nhiều trong dầu oliu, dầu vừng, dầu cá, rau lá xanh, tảo biển, bồ công anh, rau sam, các loại thực phẩm dạng hạt...
Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu, trẻ bị thiếu máu kém hoạt bát, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn. Bướu cổ do thiếu i ốt: I ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu i ốt, tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Trẻ bị thiếu i ốt chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, học kém, thiếu nặng trẻ có thể bị đần độn. Nhu cầu i ốt ở trẻ em khoảng 90mcg- 120 mcg một ngày. Các thực phẩm có nhiều i ốt là các loại cá biển, rong biển, rau cải xoong, tảo…
Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn dịch. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng và chậm pm phát triển chiều cao. Thực phẩm có nhiều kẽm: lòng đỏ trứng gà, sò, trai, hến, lươn, ốc, củ cải, đậu tương (đậu nành)…

Tác giả: TTYT, Nguyễn Khánh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay436
  • Tháng hiện tại17,229
  • Tổng lượt truy cập115,733
Thăm dò ý kiến

Công tác khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Giang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi