PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Thứ năm - 16/05/2024 21:47
Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, là bệnh có thể gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Căn nguyên bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng...) gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh. Mỗi một bệnh truyền nhiễm sẽ do một loại mầm bệnh gây nên, tuy nhiên trong trường hợp cá biệt có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh. Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau hoặc đôi khi chỉ lây bằng một đường. Các bệnh truyền nhiễm thường có thể trở thành các vụ dịch với số lượng người mắc rất lớn và thường diễn biến theo các giai đoạn: Nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Các bệnh tuyền nhiễm thường gặp: Sởi, Quai bị, Sốt xuất huyết, Bệnh tả, Bệnh chân tay miệng, Bệnh cúm, Bệnh thủy đậu, Uốn ván, Viêm gan virut, Viêm não mô cầu, Bệnh tiêu chảy, Lậu, Giang mai, Các bệnh do giun sán gây ra, Bệnh đau mắt đỏ, Sốt xuất huyết, Bệnh lao phổi, Covid 19...
 
tải xuống (4)

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống được rất hiệu quả bằng những biện pháp sau đây:
Tiêm vắc-xin: Là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn và bệnh càng khó lây truyền.
z5446420612911 8a7bbd50adfd62546d2f5df25293e4fb
Tư vấn, tiêm vacxin phòng bệnh tại Trung tâm Y tế thành phố
Giữ vệ sinh cá nhân: Hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn các thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, đã được lọc hoặc xử lý; bảo quản thức ăn đã chế biến một cách phù hợp (như bảo quản lạnh); ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn,....
Vệ sinh môi trường: Nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá để diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi...
Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn: Sống chung thủy, không quan hệ với người bán dâm, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiêm chích ma túy. Sống lành mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục (như giang mai, lậu, HIV,...) và các bệnh lây qua các dịch tiết cơ thể khác (viêm gan B, viêm gan C...).
Khi bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh ra cộng đồng.

 

Tác giả: TTYT, Nguyễn Khánh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay1,798
  • Tháng hiện tại60,620
  • Tổng lượt truy cập931,186
Thăm dò ý kiến

Công tác khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Giang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi